【今日の読み物】Thế giới Ehon được mở rộng

4年振り2回目の【今日の読み物】です。1回目はベトナムのネットニュースの記事(ベトナム語)を日本語に翻訳しましたが、2回目の今回は日本語をベトナム語に翻訳しました。情報元は『現代ベトナムを知るための63章-コラム10』です。


通訳翻訳者は、日→越も越→日も同じレベルでできると思われがちですが、私の場合は母国語と学習して会得した外国語とでは、どうしても得意不得意があります。そして、私が得意とするのは越→日で、日→越はいまだ苦手意識があります。


とはいえ、上記のコラム10は私自身が執筆したもので、内容も熟知し筆者の想いもよくわかるので(同然ですが)、この文章の越訳なら人様にお見せできるのではないだろうか…と挑戦してみました。今回は元コラムを直訳するのではなく、よりベトナムっぽく(ベトナム語でよく使われる表現などを使ったり)、言葉や説明を補足して意訳しています。原文は書店(単行本)やamazon(単行本/Kindle版)でお求めいただけます。サラッと宣伝です(笑)


※スペルミスや文法表現などお気づきの点がございましたら、お手数ですがDMでご連絡いただけますと幸いです。また、本書や越訳をご覧になったご感想などをお送りいただけますと励みになります!



ーーーーーーーーーーーーーーーーーー

Column 10 (P.287-290)

Thế giới Ehon được mở rộng


Năm 1992, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức mua bản quyền manga "Doraemon" và xuất bản bản dịch tiếng Việt, và từ đó truyện tranh Manga và hoạt hình Nhật Bản phổ biến dần tại Việt Nam. Ngày nay tiểu văn hóa (subculture) của Nhật được giới trẻ Việt Nam yêu thích và đến năm 2020, bộ phim hoạt hình “Thanh Gươm Diệt Quỷ” có tên gốc là “Kimetsu no Yaiba” được chiếu tại rạp, Ngoài ra, đến nay những tiểu thuyết của các nhà văn hiện đại như Haruki Murakami và Keigo Higashino đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản hơn 10 năm và được nhiều người đọc rộng rãi.


Và hiện nay, thị trường truyện tranh thiếu nhi – Ehon Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc. Đằng sau sự phát triển thị trường Ehon là sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và sự thay đổi trong nhận thức của người dân về giáo dục mầm non. Điều này giống với xu hướng ở Nhật Bản trước đây, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, giáo dục cảm xúc cho trẻ em bắt đầu được chú ý đến, và các nhà xuất bản chuyên về sách thiếu nhi bắt đầu tập trung vào ngành Ehon. Có thể nói rằng là khi xã hội đạt được sự thịnh vượng kinh tế, người lớn sẽ thảnh thơi hơn để chú trọng việc giáo dục con cái của họ.


Nói đến trường hợp của Việt Nam thì, cùng với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn đối mặt với sự phát triển của xã hội thông tin và xã hội quốc tế chồng chéo lên nhau. Từ khoảng năm 2010 giáo dục mầm non theo phong cách Nhật bắt đầu thu hút sự chú ý của thế hệ nuôi dạy trẻ, và đây cũng là thế hệ không ê ngại việc tra cứu thông tin mới của nước ngoài và tiếp thu nhanh những thông tin đó.


Trước đây, ở Việt Nam, ba thế hệ cha mẹ và con cái chung sống với nhau, ông bà chăm sóc con nhỏ trong khi bố mẹ chúng đi làm là chuyện phổ biến. Thời đó, người lớn xúc đồ ăn cho con nhỏ ăn đến khi chúng vào lớp một cũng không có gì là chuyện lạ. Tuy nhiên, bây giờ cấu trúc gia đình ở Việt Nam có xu hướng chuyển sang gia đình hạt nhân, và nhận thức về giáo dục tình cảm ngày càng cao. Cùng với xu hướng này, phương pháp giáo dục mầm non theo phong cách Nhật, đặc biệt là dạy trẻ tự xúc ăn, thay quần áo, cũng như vệ sinh cá nhân từ lúc còn nhỏ đã thu hút được sự chú ý. 


Hưởng ứng xu hướng này, những cuốn sách dạy trẻ kiểu Nhật lần lượt được xuất bản và những bài viết trên mạng về giáo dục mầm non của người Nhật cũng ngày một nhiều lên. Khi nói đến giáo dục mầm non theo phong cách Nhật thì không thể bỏ quên “truyện tranh - Ehon” và “đọc truyện cho trẻ - Yomikikase”.


Không phải từ trước đến nay Việt Nam không có truyện tranh mà là truyện tranh trước đây đa phần là những huyền thoại hay truyền thuyết từ xa xưa ở Việt Nam, và chưa có thói quen đọc truyện cho trẻ. 3 cuốn phiên bản tiếng Việt truyện tranh Nhật Bản – Ehon gồm “Chiến Công Đầu Tiên Của Bé Mi”: một trong những truyện tranh bán chạy từ lâu của Nhật Bản đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2014 từ nhà xuất bản Văn Học. Kể từ đó, nhiều truyện tranh đã được các nhà xuất bản dịch sang tiếng Việt và phát hành, từ những kiệt tác được tìm đọc lâu đời ở Nhật Bản cho đến những tác phẩm mới ra mắt của các tác giả trẻ mới nổi. 


Ở Việt Nam không chỉ truyện tranh Nhật Bản mà còn nhiều truyện tranh của các nước khác cũng được dịch sang tiếng Việt và bán ra trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay truyện tranh Nhật Bản đã phổ biến đến mức từ “Ehon” trong tiếng Nhật được sử dụng thay cho “truyện tranh Nhật Bản”.


Truyện tranh Nhật Bản được xuất bản phiên bản tiếng Việt từ năm 2014 đến năm 2022 có một số đặc điểm chung. Như đã nói ở trên, giáo dục mầm non theo phong cách Nhật nhận được sự quan tâm đầu tiên nên những tác phẩm xuất bản trong những năm đầu từ 2014 hướng đến đối tượng là trẻ nhỏ ít tuổi từ 0~3 tuổi, nội dung gần gũi với đời sống thực tế, mang đậm yếu tố giáo dục. 


Về tranh vẽ thì những tác phẩm có nhân vật trông yêu thương được độc giả (đạc biệt là người mua sách cho trẻ tức là cha mẹ) ưa thích. Còn nếu hình vẽ của nhân vật trông kỳ dị hay lạ mắt thì cho dù câu chuyện hay đi chăng nữa khó được cha mẹ mua cho trẻ. Trên thực tế, có biên tập viên của một nhà xuất bản đã từng tiết lộ với tôi rằng công ty đã phát hành một tác phẩm với nội dung hay nhưng lại hình vẽ bị độc giả cho là “xấu” và đang gặp khó khăn vì không bán được.


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những truyện tranh thuộc thể loại mang tính giải trí cao bắt đầu được xuất bản dần, truyện tranh mà trẻ nhỏ có thể mở rộng trí tưởng tượng và của mình thông qua chúng, đồng thời thể loại tranh vẽ được độc giả chấp nhận cũng được mở rộng. Sự thay đổi này có lẽ là do phong trào xuất bản truyện tranh nước ngoài mang tính giáo dục đã lắng xuống ở một mức độ nào đó, nhưng cũng có thể nói là nhu cầu của độc giả về truyện tranh cũng đang thay đổi dần. 


Giáo dục Nhật Bản trước đây được thực hiện trong khuôn theo một tấm gương của số đông như “phải như thế này” hay "không được như thế này". Tuy nhiên, theo thời gian nền giáo dục tại Nhật bản đã và đang chuyển hướng sang một nền giáo dục mới là công nhận tính cá nhân, sự đa dạng và nuôi dưỡng sự độc đáo. Có lẽ Việt Nam cũng đang ở giữa quá trình đổi mới nền giáo dục như vậy.


Năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày đọc sách Việt Nam” nhằm nâng cao ý thức của dân về tầm quan trọng của việc đọc sách. Dựa trên quyết định này, các sự kiện trưng bày, bán sách và buổi giao lưu với các nhà văn được tổ chức trên khắp nước vào từ giữa đến cuối tháng Tư hàng năm. Tại các gian hàng của các nhà xuất bản chuyên về sách thiếu nhi, phiên bản tiếng Việt của Ehon Nhật Bản được trưng bày chất đống, rất bắt mắt. Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây, hoạt động đọc truyện cho trẻ nhỏ bởi các cá nhân, tổ chức đã trở nên sôi động. 


Những sự kiện đọc truyện này là một trong những cơ hội rất quý giá với những trẻ nhỏ chưa bao giờ tiếp cận với truyện tranh hay sách được cảm nhận niềm vui thông qua việc ngắm tranh và đọc sách. Hơn nữa, đây là cơ hội vô cùng hữu ích cho người lớn, đặc biệt là ai chưa từng được người khác đọc truyện cho nghe trong thời thơ ấu để tìm hiểu các mẹo đọc truyện cho người khác nghe như cách chuyển giọng và tốc độ giọng nói của người đọc, cách lật trang, v.v.


Do thị trường truyện tranh ở Việt Nam mới phát triển chưa đầy 10 năm nên phần lớn truyện tranh được bán ở các nhà sách là bản dịch tiếng Việt của các tác phẩm nước ngoài, trong đó có Ehon của Nhật Bản. Tuy vậy, thanh niên mong muốn trở thành nhà văn thiếu nhi hay truyện tranh, hoặc họa sĩ minh họa ngày càng nhiều, và có một số tác giả và nghệ sĩ trẻ trở nên nổi tiếng với tác phẩm tiêu biểu của họ.


More Production Việt Nam (Hà Nội) bắt đầu triển khai dự án “Mọt sách Mogu” từ năm 2017. Dự án này mang tính từ thiện và hoạt động chủ yếu là dịch Ehon Nhật Bản sang tiếng Việt và xuất bản, tổ chức buổi đọc truyện cho trẻ, và quyên tặng truyện tranh cho các trường mẫu giáo, bệnh viện, v.v. Ngoài ra, từ năm 2018, More tổ chức cuộc thi sáng tác đồng thoại gọi là “Đóa hoa đồng thoại”. Từ học sinh cấp một đến người lớn có thể gửi tác phẩm của mình đến ban tổ chức để ban giám khảo đọc và đánh giá, và số lượng tác phẩm dự thi mỗi lúc một tăng lên. More còn tổ chức Workshop tại các trường học trong thời gian đăng ký dự thi, và hướng dẫn cách sáng tác truyện cho các bạn nhỏ.


Thị trường truyện tranh Việt Nam sau 20 năm nữa sẽ thay đổi thế nào? Tôi rất mong chờ xem truyện tranh và hoạt động đọc truyện cho trẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lại của trẻ nhỏ hiện đại ở Việt Nam. Có thể chúng trở thành bố mẹ và đọc cho con nghe những cuốn gợi nhớ về thời thơ ấu của họ, thậm chí có thể trở thành nhà văn thiếu nhi nữa. Hơn nữa, có thể không lâu nữa truyện tranh của các tác giả Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Nhật và ra mắt ở các nhà sách trong nước Nhật Bản….   


Người dịch / 訳者: Tazaki Hirono

Photo by Tazaki Hirono

ベトナム語通訳翻訳者 田崎広野

フリーランスベトナム語通訳翻訳者 田崎広野の活動を紹介する個人ページ Trang cá nhân của Tazaki Hirono: Phiên dịch viên Nhật - Việt tự do

0コメント

  • 1000 / 1000